TIN TỨC
Người thuộc 2 mệnh này trồng cây thiết mộc lan như cá chép hóa Rồng, ăn nên làm ra
Theo như quan niệm phong thủy, cây thiết mộc lan mang lại nguồn sinh khí cho ngôi nhà, giúp gia chủ có thêm nhiều may mắn.
Cây thiết mộc lan còn được gọi là cây phát tài khúc, cây phát dụ thơm. Loại cây này có khả năng thanh lọc không khí khá tốt. Nó có thể hút các chất có hại trong không khí như carbon monoxide, formaldehyde, benzen…
Đây là loại cây dễ sống. Bạn chỉ cần cắm một cánh nhỏ xuống đất là nó có thể bén rễ và phát triển thành cây. Nếu phát triển trong môi trường tự nhiên, cây thiết mộc lan có thể đạt chiều cao 6 mét.
Cây thiết mộc lan được trồng nhiều trong các gia đình, văn phòng, cửa hàng… Với điều kiện ánh sáng trong nhà, cây vẫn có thể sinh trưởng tốt.
Ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan
Theo quan niệm phong thủy, cây thiết mộc lan là loại cây mang nhiều sinh khí, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Cây thiết mộc lan ra hoa thì gia chủ càng có lộc.
Để cầu tài lộc, bạn có thể đặt chậu cây thiết mộc lan ở hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà.
Việc trồng bao nhiều cành hoặc chậu thiết mộc lan cũng mang ý nghĩa riêng.
Trồng 2 cành thiết mộc lan là tượng trưng cho sự trọn vẹn, vạn sự như ý. Trồng 2 cành tượng trưng cho hạnh phúc; 5 cành đại diện cho sức khỏe; 8 cành thể hiện sự phát lộc; 9 cành là hành phúc viên mãn, tài lộc dồi dào.
Mệnh và tuổi hợp trồng cây thiết mộc lan
Theo ngũ hành, cây thiết mộc lan thuộc Mộc. Trong khi đó, Mộc sinh Hỏa. Vì vậy, loại cây này rất phù hợp với người mệnh Mộc và Hỏa.
Một số tuổi thuộc mệnh Mộc: Nhâm Ngọ (1942, 2002), Kỷ Hợi ( 1959, 2019), Mậu Thìn (1988, 1928), Quý Mùi (1943, 2003), Nhâm Tý (1972), Kỷ Τỵ (1989), Canh Dần (1950, 2010), Quý Sửu (1973), Tân Mão (1952, 2011), Canh Thân (1980), Mậu Tuất (1958, 2018), Tân Dậu (1981).
Các năm sinh của người mang mệnh Hỏa gồm: Bính Thân (1956/2016), Đinh Dậu (1957/2017), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995), Mậu Tý (1948/2008), Kỷ Sửu (1949/2009)…
Một số lưu ý khi trồng cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan có thể trồng trong đất hoặc trong nước đều được. Cây trồng trong nước thường có kích thước nhỏ gọn, dễ bày trên bàn.
Cây thiết mộc lan trồng bằng gốc và trồng trong đất là có khả năng sống khỏe nhất. Nên để cây ở nơi có ánh sáng để phần gốc phát triển mạnh mẽ.
Bạn cũng có thể cắt một đoạn thân của cây thiết mộc lan và cắm vào đất để nhân giống.
Cây này cần nhiều nước nên phải tưới thường xuyên. Thời điểm tốt nhất để tưới cây là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới 1-2 lần/tuần đối với cây để trong nhà.
Để cây thiết mộc lan phát triển mạnh thì cần bổ sung phân. Sau 2-3 tháng có thể bón phân NPK cho cây một lần. Chỉ cần bón một nắm phân nhỏ và không bón sát gốc cây.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Phunutoday